Bộ đàm – một số cách để lựa chọn bộ đàm phù hợp

03-03-2015, 11:51 am

Hiện nay, bộ đàm ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là là trong lĩnh vực an ninh. Với rất nhiều những mẫu mã, sản phẩm đang được bày bán trên thị trường hiện nay thì việc lựa chọn và sử dụng một sản phẩm phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Lựa chọn băng tần sử dụng cho bộ đàm

Bộ đàm thường được phân ra làm 2 loại là bộ đàm cầm tay và bộ đàm gắn cố định với hai loại băng tần khác nhau là VHF với tần số 136 – 174 MHz và UHF với tần số 400 – 527 MHz

+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF.

+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn bộ đàm UHF.

+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.

Khi lựa chọn bộ đàm, bạn cũng nên lưu ý khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.

Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).

Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp-Repeater (có anten lắp ở vị trí cao).

Lựa chọn dòng máy

Tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu công việc bạn chọn loại bộ đàm cho phù hợp với mục đích của mình.

 Lựa chọn tính năng.

Bạn cần quan tâm đến các loại bo dam tính năng sau:

+ Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.

+ Công suất âm thanh. Cần công suất lớn với bộ lọc âm tốt nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.

+ Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (pin FM - dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…

+ Có mạch mã hóa và giải mã PL/DPL, CTCSS/DTCS: Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.

+ Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX): giúp hoạt động rảnh tay.

+ Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông tuy nhiên đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.

+ Khả năng bảo mật thông tin: nhiều cấp bảo mật khác nhau (Voice Scramler, AES/DES…).

+ Máy gọn nhẹ.

 Lựa chọn Phụ kiện.

- Pin:

+ Bạn nên chọn Pin có dung lượng lớn để có thời gian dùng máy lâu cho mỗi lần sạc. Đơn vị dung lượng là mAh. Pin thường có dung lượng từ 1000mAh tới 2200mAh cho thời gian hoạt động tối đa lên đến 19 giờ (với chu trình hoạt động: Phát (công suất cao); Thu; Chờ: 5:5:90).

+ Pin Li-Ion thường có dung lượng lớn và tuổi thọ dùng pin cao (pin lâu bị chai do không có “hiệu ứng nhớ”) và có thể sạc bất kỳ lúc nào mà không cần phải dùng hết trước khi sạc như các loại pin khác.

+ Pin Ni-MH thường có dung lượng và tuổi thọ dùng pin thấp hơn Li-Ion. Để giữ được pin bền lâu thì không thể sạc nhồi bất kỳ lúc nào mà cần phải dùng hết trước khi sạc lại.

+ Nếu nhu cầu dùng máy lâu, để tránh tình trạng hết pin, bạn nên mua thêm pin dự phòng để đảm bảo yêu cầu liên lạc thông suốt.

- Bộ sạc:

+ Nếu không có thời gian sạc pin nhiều, bạn nên mua Bộ sạc nhanh. Bộ sạc chuẩn thường phải sạc pin khoảng 6-8 giờ. Các bộ sạc nhanh chỉ sạc trong khoảng 3 giờ.

- Tổ hợp Loa - Micro và các loại Tai nghe choàng đầu, áp cổ…:

+ Giúp bạn thực hiện được liên lạc mà vẫn đeo máy thường xuyên ở thắt lưng.

+ Tổ hợp Loa - Micro có thể được đeo trên cầu vai hay gắn trên cổ áo (loại nhỏ). Cần thiết cho những người phải dùng tay vào các công việc khác như: bảo vệ, công an, an ninh, phục vụ bàn…

+ Tai nghe choàng đầu, bộ áp cổ khi dùng với các máy có chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) cho bạn rảnh tay hoàn toàn khi liên lạc bằng bộ đàm. Bộ áp cổ giúp âm thanh gửi đi rất trong trẻo, không có tiếng ồn ngay cả khi người nói ở trong môi trường cực kỳ ồn như vũ trường, sân khấu ca nhạc, phòng máy nổ…

-Anten:

Các máy bộ đàm của mỗi hãng đều có anten tiêu chuẩn kèm theo máy. Các anten này thường cho cự ly liên lạc tốt nhất. Có một số anten ngắn hơn giúp cho máy gọn hơn và đỡ vướng víu. Anten không phù hợp có thể làm hỏng máy. Vì vậy, khi cần 1 anten mới, bạn cần chọn đúng mã số của loại kèm theo máy hay được chúng tôi tư vấn để chọn anten khác, nhất là các anten ngắn hơn.

 

Tin liên quan