Camera có thể chụp 1 nghìn tỷ bức ảnh/giây

24-08-2012, 5:22 pm

Với khả năng chụp 1 nghìn tỷ bức ảnh/ giây, chiếc camera này đủ nhanh để xem các chùm ánh sáng chạy tới lui trong chuyển động chậm.

camera

Theo báo Anh Daily Mail, các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã chế tạo ra một chiếc camera có thể chụp ảnh cực nhanh – 1 nghìn tỷ ảnh giây – đến nỗi nó có thể chộp được ánh sáng khi đang lướt qua các vật thể.

Không có gì có thể đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Nhờ khám phá của các huyền thoại khoa học như Leon Foucault và Einstein mà chúng ta biết được tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 mét/ giây trong chân không.

Nhưng các nhà phát triển tại MIT đã cố gắng để bắt kịp tốc độ ánh sáng bằng chiếc camera có thể chụp được rất nhiều bức ảnh đến nỗi khi bạn xem lại ở tốc độ siêu chậm, bạn có thể nhìn thấy tia sáng khi nó đi từ điểm A đến điểm B.

Đây là lần đầu tiên ánh sáng được ghi lại một cách công khai khi đang di chuyển và điều này có thể có ảnh hưởng cực lớn đến mọi thứ, từ nhiếp ảnh cho đến cuộc cách mạng y tế, cho đến mua sắm.

Nếu công nghệ này có thể trở nên rẻ hơn đối với sản xuất thương mại hóa, người dân có thể mang theo máy quét (scanner) tới siêu thị và kiểm tra độ chín của rau trái, vì máy scan có thể phát tia sáng vào một quả cà chua chẳng hạn. Nếu quả cà chua đó chín, ánh sáng sẽ bị hấp thụ vào trong trái cây và bật ra xung quanh, tạo ra “sắc đỏ” trong một đoạn video cực chậm. Hoa quả chưa chín hoặc cũ sẽ không hấp thụ tia sáng.

Nhà khoa học ở Media Lab (MIT) khẳng định không có gì trên vũ trụ này nhanh như chiếc camera của họ giới thiệu./.

Tin liên quan